Căn bệnh đau cổ vai gáy và những thông tin có thể bạn chưa biết

Căn bệnh đau cổ vai gáy không phải là bệnh hiếm gặp và xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Bệnh này tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Mọi kiến thức cần biết về căn bệnh sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết hôm nay.

1. Khái niệm bệnh đau cổ vai gáy

Bệnh đau cổ vai gáy là tình trạng các cơn đau xuất hiện khi các cơ vùng vai gáy co cứng và hạn chế trong vận động quay cổ hay quay đầu. Các cơn đau thường diễn ra vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy. Đây là căn bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương khớp và các mạch máu ở vùng vai gáy.

Bệnh đau cổ liên quan đến các cơ xương khớp và hệ thống mạch máu

Bệnh đau vai gáy thường diễn ra một cách đột ngột, bất ngờ. Có khá nhiều trường hợp bệnh nhân sau khi ngủ dậy cảm thấy đau ở vùng cổ, vùng vai và vùng gáy. Vì vậy, dấu hiệu trước tiên bệnh nhân cảm nhận được chính là đau cơ ở vùng cổ, vùng gáy, vùng vai và phần lưng trên.

Lúc ban đầu, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau ở mức độ nhẹ, đau mỏi ở vùng vai gáy và khó khăn trong việc vận động vùng cổ. Bệnh nhân chỉ có thể nghiêng sang trái hoặc phải mà không thể qua ra sau. Hiện tượng này diễn ra một cách ngẫu nhiên hoặc sau khi lao động nặng nhọc, mệt mỏi hoặc căng thẳng.

2. Phân loại bệnh đau vùng cổ vai gáy

Phân loại căn bệnh dựa trên thời gian diễn ra bệnh, người ta phân thành 2 loại: cấp tính và mạn tính.

2.1. Đau cổ vai gáy cấp tính

Bệnh xuất phát những chấn thương của cơ và các dây chằng hoặc sau những tai nạn, chấn thương hoặc trong khi ngủ nằm không đúng tư thế khiến cơ căng giãn quá mạnh.

Đa phần những tổn thương của dây chằng sẽ khỏi từ vài ngày đến vài tuần nhờ chất dinh dưỡng đi từ máu đến các cơ khá nhiều. Có thể kết hợp biện pháp chữa trị bằng tập vật lý trị liệu hỗ trợ giảm đau trong thời gian làm lành những tổn thương.

2.2. Đau cổ vai gáy mạn tính

Đây là tình trạng đau vùng cổ vai gáy diễn ra lâu dài và kèm theo các triệu chứng như đau lan về một tay cùng cảm giác tê, dị cảm. Khi quan sát thấy những dấu hiệu do những tổn thương thực thể nên kiểm tra lâm sàng chuyên biệt giúp chẩn đoán bệnh chính xác.

3. Nguyên nhân gây bệnh đau cổ vai gáy

Các cơn đau xuất phát từ việc giữ lâu ở 1 tư thế như lái xe hoặc ngồi làm việc với máy tính thời lâu dài dẫn đến các cơ bị căng hoặc co thắt. Việc này dẫn đến khả năng vận động đầu bị suy giảm cùng các cơn đau đầu kèm theo.

Ngồi làm việc với máy tính lâu dài dẫn đến các cơn đau vùng cổ vai gáy

Đối với những trường hợp đau vùng cổ lan dần xuống tay kèm theo cảm giác tê và dị cảm ở tay lâu ngày tăng dần mức độ sẽ liên quan đến bệnh thoát vị đĩa đệm cổ. Các trường hợp đa phần đáp ứng với chữa trị nội khoa. Quá trình chữa trị nội khoa thường diễn ra từ 6 – 12 tuần, nếu không đáp ứng sẽ xét đến việc phẫu thuật để chữa trị.

Căn bệnh được nhận định có liên quan đến hoạt động và các tư thế của đầu, cổ. Các cơn đau diễn ra từ từ trong nhiều năm. Trường hợp này liên quan đến hoạt động cố gắng dồn sức dọc trục cột sống, thuộc về nhóm bệnh hẹp lỗ liên hợp cột sống cổ.

Bệnh đau cổ vai gáy do hoạt động vụng về của tay, các cơn đau truyền xuống tay làm giảm khả năng phối hợp hoạt động của tay và chân. Từ đó dẫn đến việc khả năng thực hiện những động tác tinh vi suy giảm theo, diễn ra chậm và tăng dần theo thời gian. Những tổn thương do việc chèn ép tủy. Việc chữa trị nội khoa hỗ trợ giảm đau nhưng sẽ chỉ định phẫu thuật nếu có chèn ép tủy.

Các cơn đau diễn ra vào các thời điểm khác nhau trong ngày: vào buổi sáng sớm khi thức dậy và giảm dần trong ngày. Bệnh nhân sẽ giảm dần cơn đau sau các cử động cổ và xuất hiện khi có sự thay đổi thời tiết hoặc liên quan các căn bệnh viêm khớp xương.

Một vài nguyên nhân khác gây ra bệnh có thể xuất phát từ: chấn thương, viêm màng não hay ung thư, khối u.

4. Biện pháp chẩn đoán bệnh đau cổ vai gáy

Khi đến thăm khám tại các cơ sở y tế, bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp chẩn đoán thích hợp nhằm tìm ra bệnh chính xác.

  • Chụp X – quang: giúp tìm ra các khe hẹp giữa 2 đốt sống, các bệnh lý tương tự viêm khớp, khối u, cột sống gãy,…

  • Chụp cắt lớp: mô tả chi tiết bên trong của phần cổ trên nhiều mặt cắt ngang.

  • Chụp cộng hưởng từ: giúp phát hiện nhiều chi tiết, yếu tố có liên quan đến tủy sống và dây thần kinh, dây chằng và gân.

  • Chụp tủy sống: sử dụng nhằm bổ sung hoặc thay thế cho phương pháp chụp cộng hưởng từ.

  • Ghi điện cơ cùng tốc độ dẫn truyền thần kinh được sử dụng cho việc chẩn đoán bệnh chính xác, tê bì hay kiến bò.

5. Biện pháp điều trị bệnh hiệu quả

Tùy theo nguyên nhân cụ thể của bệnh đau vùng cổ vai gáy mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ định hướng phương pháp trị liệu thích hợp. Cần có sự thăm khám kỹ lưỡng của bác sĩ chuyên khoa nhằm tìm ra biện pháp điều trị tương ứng. Một số phương pháp điều trị bệnh bao gồm:

  • Sử dụng thuốc: các loại thuốc kháng viêm (ibuprofen, naproxen), kháng đau (acetaminophen), thuốc thư giãn cơ, chống suy nhược.

  • Tiêm thuốc: tiêm corticosteroid giúp giảm đau bằng cách tiêm cạnh rễ thần kinh, tại các mặt khớp của đốt sống cổ, tiêm vào cơ hoặc khớp vai.

  • Điều trị vật lí: bằng các phương pháp kéo cột sống cổ bằng sức nặng, dùng ròng rọc hoặc đeo túi hơi xung quanh cổ.

  • Các bài tập hỗ trợ điều trị giảm thiểu các cơn đau.

  • Phẫu thuật nhằm giải ép cho rễ của thân kinh hoặc tủy sống.

Thực hiện các bài tập giúp hạn chế các cơn đau diễn ra

6. Phương pháp phòng ngừa bệnh đau cổ vai gáy hiệu quả

  • Cần xây dựng chế độ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên với các bài tập phù hợp.

  • Cần xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi phù hợp. Khi ngồi làm việc, học tập lâu cần xen kẽ vận động, nghỉ giải lao.

  • Rèn luyện tư thế ngồi làm việc, học tập luôn giữ thẳng cổ, tránh cúi gập cổ quá lâu hoặc ngồi sai tư thế.

  • Cần xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng, lành mạnh, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể ví dụ như canxi, kali, vitamin nhóm B, C, E,…

Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý giúp bảo vệ sức khỏe

Với những kiến thức bổ ích xoay quanh căn bệnh đau cổ vai gáy được cập nhật trong bài viết hôm nay, chúng tôi tin rằng các bạn đã có đủ kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho mình. Hãy đến thăm khám ngay nếu có những cơn đau cổ xuất hiện thường xuyên.

Theo Medlatec.vn 

Để lại một bình luận