- Đau lưng là bệnh gì?
Đau lưng là tình trạng xảy ra khi bạn đang gặp các vấn đề với cột sống. Đau lưng có thể xảy ra ở nhiều vị trí như đau lưng trên, đau lưng dưới, đau thắt lưng…Đau lưng có thể bao gồm nhiều loại, từ đau âm ỉ, liên tục đến cơn đau đột ngột, đau thắt gây khó khăn cho việc di chuyển.
- Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau lưng là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây ra đau lưng. Bản thân các vấn để cơ học ở lưng cũng có thể gây ra đau lưng như: vỡ đĩa đệm, co thắt, căng giãn cơ, thoát vị đĩa đệm.
Bên cạnh đó, đau lưng còn xảy ra do các tác động khách quan như:
- Do công việc thường xuyên phải nâng, kéo vật nặng. Những công việc khiến bạn phải ngồi cả ngày trước bàn làm việc, hoặc ghế ngồi không phù hợp cũng khiến bạn bị đau lưng.
- Đeo túi xách và ba lô thường xuyên ở một bên vai.
- Tập thể dục hoặc chơi thể thao quá mức. Đặc biệt, nếu cả tuần bạn không chơi thể thao và chỉ chơi vào cuối tuần.
- Tư thế đứng gù, vẹo: Đứng thẳng là cách tốt nhất để giảm trọng lực đè nén lên cột sống thắt lưng. Bạn nên đứng thẳng, ngực hơi ưỡn về phía trước, vai hơi ngả ra sau, thì toàn bộ trọng lượng của bạn sẽ được phân đều lên hai bàn chân.
- Thương tích do bong gân, gãy xương, tai nạn và té ngã có thể dẫn đến đau lưng.
Đau lưng cũng có thể xảy ra kèm theo một số tình trạng và bệnh tật, chẳng hạn như:
- Chứng vẹo cột sống
- Trượt đốt sống
- Viêm khớp
- Chứng hẹp cột sống
- Mang thai
- Sỏi thận
- Nhiễm trùng
- Lạc nội mạc tử cung
- Đau cơ xơ hóa.
Các nguyên nhân khác có thể gây đau lưng đó là nhiễm trùng, khối u hoặc áp lực.
- Các yếu tố nguy cơ bị đau lưng
Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh đau lưng, nhưng một số trường hợp cụ thể dễ mắc bệnh đau lưng là:
- Lớn tuổi: Đau lưng phổ biến hơn khi tuổi tác của bạn tăng dần. Bạn có thể bắt đầu bị đau lưng khi ở độ tuổi 30-40.
- Ít hoạt động thể dục thể chất: Đau lưng phổ biến hơn ở những người không khỏe mạnh, ít vận động.
- Thừa cân: Chế độ ăn giàu calo và chất béo có thể làm cho quý vị tăng cân. Cân nặng quá lớn có thể gây áp lực lên lưng và gây ra đau lưng.
- Di truyền: Một số nguyên nhân gây đau lưng, chẳng hạn như viêm cột sống dính khớp, một dạng viêm khớp gây ảnh hưởng đến cột sống, có thể mang yếu tố di truyền.
- Các bệnh khác: Một số loại viêm khớp và ung thư có thể gây ra đau lưng như ung thư xương.
- Công việc phải nâng, đẩy hoặc kéo trong khi vặn cột sống có thể gây ra đau lưng. Nếu làm việc tại bàn làm việc cả ngày và không ngồi thẳng người lên, bạn cũng có thể bị đau lưng.
- Hút thuốc lá: Cơ thể có thể không nhận được đủ chất dinh dưỡng cho các đĩa đệm ở lưng nếu hút thuốc. Khi người hút thuốc bị ho cũng có thể gây đau lưng. Người hút thuốc chậm lành bệnh, do đó, đau lưng sẽ kéo dài lâu hơn.
Một yếu tố khác đó là chủng tộc. Ví dụ: khả năng bị thoát vị một phần cột sống phía dưới ở phụ nữ da đen nhiều hơn hai đến ba lần so với phụ nữ da trắng.
- Bạn cần làm gì khi bị đau thắt lưng cấp tính?
- Khám ngay bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được hướng dẫn điều trị một cách đúng đắn.
- Nằm nghỉ trên giường nệm dày trong vài ba ngày đầu.
- Một số ít trường hợp cần nằm lâu hơn, tuy nhiên nên ngồi lên tập luyện nhẹ nhàng các cơ bụng và cơ thắt lưng càng sớm càng tốt để sớm phục hồi.
- Phải sử dụng thuốc một cách thận trọng dưới sự giám sát của bác sĩ.
- Có thể áp dụng một số thủ thuật hỗ trợ: phục hồi chức năng, vận động trị liệu, châm cứu…
- Người bệnh bị đau thắt lưng nên kết hợp chữa bệnh cả trong lẫn ngoài, tức là giảm đau từ bên ngoài, tái tạo phục hồi xương bị thoái hóa. Nếu có điều kiện thì châm cứu, kéo giãn cột sống, xoa bóp…
- Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Đến gặp bác sĩ ngay nếu:
- Cơn đau thắt lưng lan đến chân
- Có cảm giác tê, kim châm hay đau nhói ở chân
- Có cảm giác yếu chân và không thể đứng dậy trên bàn chân
- Mất kiểm soát tiêu tiểu (thường gặp ở các chứng đau lưng nặng)
- Chấn mạnh mạnh do tai nạn giao thông hay do chơi thể thao
- Có những vấn đề sức khỏe khác liên quan đến ruột hoặc bàng quang
- Bị sốt
NGUỒN: HELLODOCTORS.VN