Tràn dịch khớp gối: Điều trị sớm, ngăn ngừa biến chứng

Nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối

Chấn thương: Một số chấn thương do chơi thể thao quá sức hoặc hoạt động sai tư thế, ngã xe do va đập mạnh, vấp ngã cầu thang, tai nạn lao động làm tổn thương sụn khớp, giãn hoặc đứt dây chằng chéo trước, giãn hoặc đứt dây chằng chéo sau, rách sụn chêm, gãy xương…

Bệnh lý về khớp: Một số bệnh mạn tính kéo dài như thoái hóa khớp, nhiễm trùng khớp, gout, viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch khớp, nang bao hoạt dịch khớp, các bệnh rối loạn về tình trạng đông máu…gây hậu quả xấu là tràn dịch khớp gối.

Nhiễm khuẩn: Do một số vi khuẩn lao, vi khuẩn Mycoplasma, virus, vi nấm.

Các yếu tố nguy cơ:

  • Tuổi tác: Người trung niên và người già ngoài 50 tuổi thường có nguy cơ cao mắc các bệnh xương khớp, trong đó có tràn dịch khớp gối.
  • Hoạt động thể thao: Vận động viên hoặc người chơi các môn bóng đá, bóng rổ thường xuyên vận động gối với cường độ cao, có nguy cơ chấn thương nhiều hơn.
  • Thừa cân, béo phì: Trọng lượng tăng gây áp lực lên khớp gối, lâu ngày gây tổn thương các thành phần của khớp, dẫn đến tràn dịch bên trong khớp gối.

Dấu hiệu nhận biết và chẩn đoán tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối là một dạng tổn thương xảy ra trong khớp gối, khi lượng dịch tăng làm cho khớp gối có hiện tượng nổi mẩn đỏ xung quanh, sưng và phù nề. Bên gối bị tràn dịch thường to hơn bên kia do bao khớp dày lên, dựa vào mốc xương để so sánh hai bên. Bệnh nhân có cảm giác nặng nề trong khớp, đau khi đi lại, khó duỗi thẳng hoặc gập gối, cản trở vận động khớp. Đồng thời các cơ xung quanh bị yếu dần đi, khiến khớp gối ngày càng không vững. Cơn đau có thể hết ngay sau đó, nhưng một số trường hợp lại kéo dài đến vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí lâu hơn.

Để xác định chính xác tràn dịch khớp gối, ngoài những biểu hiện trên, cần dựa vào kết quả một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và thủ thuật cần thiết.

  • Xét nghiệm máu: xác định tình trạng viêm, nhiễm trùng, viêm khớp dạng thấp.
  • Chụp X-quang: phát hiện vấn đề về xương như gãy xương, bệnh lý u xương, trật khớp, thoái hóa khớp.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: phát hiện các bất thường về xương và phần mềm của khớp như gân, dây chằng, sụn chêm, sụn khớp.
  • Chọc hút dịch khớp: Dùng kim nhỏ đưa vào ổ khớp để hút dịch khớp, xác định bản chất của dịch khớp như có máu hay không, các tinh thể gây bệnh gout hoặc giả gout, liên quan đến chấn thương hoặc bệnh lý ưa chảy máu.

Phương pháp chữa đau gối hiệu quả tại phòng khám 

Trị liệu thần kinh cột sống: Những sai lệch ở cấu trúc cột sống có thể gây ảnh hưởng đến cân bằng của cơ thể, áp lực dồn xuống khớp gối. Vậy nên việc nắn chỉnh khớp gối kết hợp với nắn chỉnh cột sống trong việc điều trị sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. i.

Sóng xung kích shockwave: Là loại sóng âm mang năng lượng cao tác động đến các điểm đau, giúp thúc đẩy quá trình liền mô, tái tạo gân, cơ, các mô mềm bên trong khớp gối. Bệnh nhân sẽ thấy giảm triệu chứng sưng, đau rõ rệt qua từng liệu trình điều trị.

Tia laser cường độ cao thế hệ IV: Với bước sóng rộng và cường độ mạnh nhất hiện nay, loại tia này có khả năng kích thích sâu đến các mô xương, giúp tái tạo tế bào và chữa đau hiệu quả. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp tăng cường tuần hoàn máu và oxy nuôi dưỡng sụn khớp.

Vật lý trị liệu: Mỗi bài tập sẽ được thiết kế riêng phù hợp với từng bệnh nhân, nhằm mục đích tăng cường hệ cơ ở vùng đầu gối, cải thiện khả năng vận động khớp gối. Dựa theo sự hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần chăm chỉ luyện tập trong và sau khi chữa bệnh để đạt kết quả tốt nhất, nhất là những trường hợp đã có biến chứng nặng.

Bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận và dựa vào kết quả chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm của từng bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Khớp gối đảm nhiệm chức năng di chuyển linh hoạt và giữ thăng bằng cho cơ thể. Vì vậy khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh cần đi khám ngay, tuyệt đối không có tâm lý chủ quan, khiến bệnh trở nặng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại.

Đồng thời để phòng ngừa tràn dịch khớp gối và các bệnh xương khớp nói chung, mỗi chúng ta nên duy trì cân nặng hợp lý, hoạt động vừa sức, tập luyện thể thao đúng cách, không để xảy ra chấn thương và nên khám sức khỏe định kỳ. 

Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?

Ở mức độ nhẹ, tràn dịch khớp gối làm hạn chế vận động khớp. Ở mức độ nặng và kéo dài, bệnh có thể gây ra: xơ cứng khớp, dính khớp, thậm chí phá hủy khớp do chọc hút dịch khớp nhiều lần gây nhiễm trùng. Cuối cùng, bại liệt, tàn phế là biến chứng nặng nề nhất mà không ai mong muốn gặp phải.

Cần làm gì khi khớp gối bị tràn dịch?

Khi nhận thấy khớp gối có dấu hiệu bị tràn dịch, sưng đau, việc chăm sóc ban đầu rất quan trọng, bệnh nhân và người nhà cần thực hiện một số biện pháp sau đây:

  • Nghỉ ngơi, hạn chế hoặc ngừng vận động. Vì càng đi lại nhiều, càng gây áp lực cho khớp gối, làm tăng tình trạng tràn dịch, đầu gối thêm sưng to và phù nề.
  • Chườm đá lên đầu gối từ 15 đến 20 phút để giảm sưng nề, giảm chảy máu. Đá nên đặt trong khăn ẩm hoặc bọc nilon, tuyệt đối không chườm đá trực tiếp.
  • Kê chân cao hơn tim giúp lưu thông máu dễ dàng, giảm sưng.

Nếu tình trạng bất thường hoặc cơn đau không cải thiện, bạn có thể đến các phòng khám chuyên khoa gần nhất để được bác sĩ chuyên khoa đưa ra chẩn đoán chính xác và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Để lại một bình luận