1. Triệu chứng
Đau vai gáy thường có các triệu chứng như: Đau nhức vùng cổ gáy, rồi lan xuống vai, cánh tay gây tê. Đôi khi đau vai gáy còn có thể kèm theo sốt, người mệt mỏi, khó nuốt thức ăn,… Đau vai gáy tuy không nguy hiểm nhưng lại làm cho chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm đi rất nhiều, người bệnh thường gặp khó khăn trong ăn uống, ngủ nghỉ và ngay cả khả năng vận động.
2. Biện pháp khắc phục?
Bạn hoàn toàn có thể chữa khỏi đau vai gáy nếu áp dụng đúng phương pháp điều trị đau vai gáy bằng việc kết hợp vừa dùng thuốc vừa châm cứu, xoa bóp và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Người bệnh phải hạn chế các vận động mạnh, vận động sai tư thế, căng cơ quá mức và ngồi nhiều. Bên cạnh đó, nên vận động thường xuyên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng.
Châm cứu: có tác dụng lưu thông khí huyết, tiết ra hoạt chất giảm đau, giúp khớp tự sửa chữa. Trong đông y châm cứu đã được ứng dụng từ lâu đời dùng để chữa các chứng bệnh về xương khớp, đau nhức, thần kinh…
Xoa bóp, bấm huyệt: bạn cũng có thể tìm đến các cơ sở đông y, các phòng khám chuyên khoa, vật lý trị liệu để được các bác sĩ, kỹ thuật viên xoa bóp hoặc bạn cũng có thể tự xoa bóp tại nhà với các hướng dẫn của bác sĩ để giúp giảm đau.
Để điều trị đau vai gáy hiệu quả, người bệnh nên sử dụng các bài thuốc thảo dược đông y kết hợp với châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt để giảm đau vai gáy triệt để.
3. Lưu ý
Ngoài ra, mọi người cũng nên thực hiện phòng đau vai gáy từ khi chưa có biểu hiện thương tổn bằng cách khi ngồi hay đứng đều phải đúng tư thế. Cần chú ý không làm việc quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt với máy vi tính, cứ mỗi 30 phút nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay. Cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư thế khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không cúi gập cổ quá lâu. Không nằm gối đầu cao để đọc sách hay xem tivi sẽ làm sai tư thế của cột sống cổ. Khi ngủ chỉ gối đầu cao. Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ.
Không bẻ, lắc cổ kêu răng rắc, nhiều người có thói quen khi mỏi cổ thường bẻ cổ, lắc cổ cho kêu để hết mỏi cổ nhưng thực tế lại gây tác dụng hoàn toàn trái ngược, bởi nếu đĩa đệm đã bị thoái hóa gây mỏi cổ, khi bẻ hoặc vặn sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng.