Hầu hết các trường hợp đau vai gáy xảy ra do căng cơ hoặc những nguyên nhân không mấy nguy hiểm. Mọi người có thể điều trị cơn đau này bằng các phương pháp vật lý, bài tập thể dục tại nhà. Tuy nhiên, khi bệnh đau vai gáy kéo dài và có cảm giác đau nghiêm trọng hơn, bệnh nhân cần gặp bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt.
Gáy là mặt sau của cổ, một phần khá quan trọng trong cơ thể, bao gồm xương cột sống, cơ bắp và các mô khác. Thế nhưng, cơ quan này thường hay lộ ra ngoài và có nguy cơ bị tổn thương cao. Các cơ ở cổ dễ bị căng cứng do di chuyển, hoạt động nhiều trong ngày.
Cơn đau cũng hay xuất hiện ở các bộ phận có liên quan khác như vai, lưng, hàm và đầu. Bài viết dưới đây sẽ trình bày 9 nguyên nhân phổ biến gây đau vai gáy cũng như các lựa chọn điều trị mà bệnh nhân có thể tham khảo.
Một số nguyên nhân gây đau vai gáy
1. Thoái hóa hoặc mòn đĩa đệm
Các đốt sống và đĩa đệm ở cổ sẽ mòn dần theo tuổi tác. Khi chúng bị thoái hóa, bạn có thể bị đau cổ dai dẳng hoặc mạn tính.
Một số tình trạng bệnh lý cũng khiến cho đốt sống, đĩa đệm hay các bộ phận khác ở cổ bị phá vỡ. Những tình trạng đó bao gồm:
- Viêm
- Chèn ép dây thần kinh
- Gãy cổ
- Viêm khớp
- Thoái hóa đĩa đệm ở cổ
2. Nằm ngủ sai tư thế
Khi thức dậy vào buổi sáng và cảm thấy cứng, đau ở vùng vai, lưng hay cổ thì khả năng lớn là bệnh nhân đã ngủ sai tư thế.
Tư thế khi nằm ngủ, số lượng gối sử dụng và độ cứng của nệm nằm đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe khu vực vai gáy.
Nếu bạn lỡ ngủ thiếp đi mà không có sự hỗ trợ cho đầu hoặc xương cổ không thẳng sẽ tăng khả năng đau mỏi vai gáy khi thức giấc.
3. Đau cổ không rõ ràng
Có những trường hợp rất khó để xác định được nguyên nhân gây đau vai gáy là gì.
Khi bệnh nhân bị đau vùng cổ và vai mà không có nguyên nhân rõ ràng thì có thể là do trật xương nhẹ hoặc mô cơ bị tổn thương. Đây là loại đau vai gáy phổ biến nhất.
Cơn đau cũng có thể do tư thế không đúng gây ra. Cổ không giữ thẳng hàng với cột sống trong thời gian dài có thể làm căng các cơ ở đó, đặc biệt khi bệnh nhân phải cúi người về phía trước nhiều (khoảng vài giờ mỗi ngày) do đặc tính công việc.
4. Căng thẳng và lo lắng
Căng thẳng quá mức sẽ khiến các cơ bị siết chặt lại. Mọi người thường tạo nhiều áp lực lên cổ và lưng, sau đó có thể cảm thấy đau khi cơ bị căng quá mức.
Những phương pháp điều trị đau vai gáy
1. Giãn cơ nhẹ nhàng tại nhà
Bác sĩ có thể hướng dẫn cho bệnh nhân một vài động tác giãn cơ đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà để giúp giảm đau vai gáy. Tuy nhiên, người bệnh cần yêu cầu bác sĩ làm mẫu thử hoặc để họ đánh giá tư thế khi tập để đảm bảo bạn làm đúng kỹ thuật.
2. Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu
Phương pháp trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu (manual therapy) là phương pháp sử dụng tay và các dụng cụ hỗ trợ tác động sâu vào mô cơ giúp giảm đau nhức cơ. Người thực hiện Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu phải là chuyên viên vật lý trị liệu – phục hồi chức năng được đào tạo chuyên sâu, nắm rõ nguyên lý hoạt động của hệ cơ xương khớp.
3. Thay đổi tư thế học tập hay làm việc
Những chiếc bàn ghế tại văn phòng hay ghế sofa tại nhà có thể đem lại cho bạn cảm giác thoải mái mặc dù tư thế ngồi không đúng. Nếu đau vai gáy là kết quả từ việc ngồi không đúng tư thế, hãy cố gắng ngồi thẳng lưng và xem lại độ cao của bàn ghế đang sử dụng.
4. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu có thể giảm bớt các cơn đau vai gáy tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh điều chỉnh khu vực bị ảnh hưởng với các bài tập cho từng cá nhân. Mục tiêu của phương pháp này là tăng cường sức mạnh cơ bắp ở khu vực bị tổn thương, đồng thời giải tỏa căng thẳng cho các cơ.
5. Trị liệu thần kinh cột sống
Chuyên gia thần kinh cột sống có chuyên môn cao sẽ giúp bạn chỉnh hình khi tác động lên cột sống, khớp và các dây thần kinh liên quan. Các bác sĩ trị liệu thần kinh cột sống sẽ điều trị dựa trên mô tả cơn đau từ bệnh nhân.