Hệ quả của việc chữa gai khớp gối không đúng cách và đúng thời điểm sẽ kéo theo những cơn đau nhức, gây mệt mỏi và khó chịu cho người bệnh. Do đó, để điều trị bệnh gai khớp đầu gối hiệu quả và chấm dứt tình trạng bệnh tái phát đi tái phát lại, người bệnh cần hiểu rõ hơn về bệnh và có hướng chữa trị phù hợp.
I. Kiến thức về bệnh gai đầu gối
A. Gai đầu gối là gì?
Bệnh gai khớp gối hay còn gọi là thoái hóa khớp gối là một trong những chứng bệnh về xương khớp khá phổ biến. Bệnh thường gặp ở người già, phụ nữ mang thai và người làm công việc nặng, vận động nhiều. Là tình trạng hư hỏng phần sụn đệm giữa hai phần xương quanh khớp, kèm theo đó là phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch nhầy trong xương.
Lúc này, cơ thể sẽ đưa ra quá trình sửa chữa lại các phần hư hỏng nhưng quá trình này lại gặp phải sự nhầm lẫn. Thay vì sửa chữa khớp thì lại tạo ra quá trình hình thành nên gai xương khớp gối. Điều này tạo ra những cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng công việc, cuộc sống cho bệnh nhân.
B. Những nguyên nhân gây gai khớp gối
Các nguyên nhân gây gai khớp gối có thể kể đến như sau:
#1. Vấn đề tuổi tác
Sau 40 tuổi các vấn đề xương khớp có dấu hiệu lão hóa và gây ra tình trạng thoái hóa khớp, khô khớp,… Khác với các nguyên nhân gây bệnh khác, quá trình này diễn ra một cách âm thầm và khiến người bệnh ít đề phòng. Do đó, không có hướng chủ động trong điều trị, làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng.
#2. Yếu tố di truyền
Bệnh gai khớp gối có khả năng di truyền từ các thành viên trong gia đình với nhau. Nếu bạn có người thân mắc bệnh gai khớp gối thì khả năng mắc bệnh ở bạn sẽ cao hơn những người có tiền sử gia đình không bị bệnh.
#3. Phụ nữ mang thai
Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, hàm lượng hormone trong cơ thể giảm dần dẫn đến quá trình thoái hóa sụn khớp diễn ra nhanh hơn mức bình thường.
#4. Yếu tố bẩm sinh
Ở một số trường hợp khi sinh ra đã bị dị tật ở khớp gối. Vì vậy, khả năng bị bệnh gai khớp gối ở họ sẽ xảy ra sớm hơn những người bình thường.
#5. Chấn thương hoặc tại nạn
Tai nạn trong lao động như khuân vác hoặc bị thương do tai nạn xe cộ gây ra cũng chính là nguyên nhân gây gai khớp gối.
C. Triệu chứng của bệnh gai khớp gối như thế nào?
Triệu chứng của gai khớp gối khá giống với các đặc điểm nhận biết của các bệnh xương khớp thông thường. Hơn thế nữa, biểu hiện ban đầu của bệnh thường ở mức độ nhẹ nên không gây bất kỳ tổn thương nào, ngoại trừ các dấu hiệu tấy đỏ trên da và cơn đau nhức đột ngột.
Do đó, nếu không có kiến thức và hiểu biết nhất định về bệnh gai khớp gối, người bệnh rất dễ nhầm lẫn bệnh với các biểu hiện bệnh lý xương khớp khác. Dưới đây là các dấu hiệu gai khớp gối, giúp người bệnh nhận diện bệnh một cách dễ dàng.
- Lúc đầu do gai xương mới mọc tạo cho người bệnh có cảm giác đau nhức mỗi khi ngồi xuống và đứng lên hoặc di chuyển lên xuống cầu thang.
- Cơn đau về sau tăng dần lên và gây đau nhức dữ dội do gai xương phát triển. Cơn đau thể hiện rõ nhất là khi người bệnh cử động nhanh hoặc mạnh.
- Khi bị gai khớp gối khiến khớp gối bị khô dẫn đến hiện tượng phát ra tiếng động bên trong khớp mỗi khi di chuyển hoặc thực hiện các động tác co duỗi.
- Bên cạnh đó, không thể không kể đến biểu hiện tê cứng và đau khớp mỗi khi thức dậy vào sáng sớm hoặc khi ngồi quá lâu trong một tư thế và không vận động.
- Nhiều trường hợp gặp phải triệu chứng khớp xung quanh bị yếu và cơ có dấu hiệu suy giảm chức năng, gây mất thăng bằng dẫn đến tình trạng chân đứng không vững.
D. Biến chứng của bệnh gai khớp gối ra sao?
Biến chứng của bệnh gai khớp gối xảy ra khi người bệnh chủ quan, chưa có nhận thức đúng về căn bệnh mình đang mắc phải. Cho nên, bệnh nhân chỉ sử dụng một số biện pháp chữa trị qua loa, tạm thời để kiểm soát các triệu chứng do bệnh gây ra. Chính vì vậy, bệnh gai khớp gối không được khắc phục và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Một vài biến chứng phức tạp của bệnh gai khớp gối như:
- Cơn đau thường xuyên xuất hiện với tần suất cao và kéo dài dai dẳng, gây đau nhức dữ dội cho người bệnh. Từ đó, kéo theo muôn vàn hệ lụy về sau, chẳng hạn như người bệnh mất tập trung trong công việc cũng như trong cuộc sống, gây mệt mỏi và dễ bị suy nhược cơ thể.
- Gai khớp gối thể nặng có thể gây biến dạng đầu gối do sụn khớp bị sưng tấy và xơ vữa.
- Mặt khác, người bệnh có biểu hiện đi khập khiễng, chân cao chân thấp mất cân đối.
- Xuất hiện tình trạng teo cơ hoặc bại và đây là một trong những biến chứng nặng nề nhất của bệnh gai đốt sống.
Theo số liệu thống kê của Mỹ cho thấy, 90% người bị viêm khớp mãn tính nếu không được chữa trị ngay từ khi bệnh khởi phát, bệnh thường có xu hướng chuyển nặng và gây khó khăn trong vận động. Thay vào tự ý chữa trị bệnh, tốt nhất người bệnh nên đến cơ quan thăm khám để ngăn ngừa các biến chứng xấu có thể xảy ra.
II/ Cách chữa gai khớp gối hiệu quả hiện nay
Gai khớp gối là tình trạng bệnh lý thoái hóa, vì vậy không thể có thuốc đặc trị hoàn toàn. Các liệu pháp điều trị bệnh thường giúp giúp giảm cơn đau và hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn. Thông thường, để điều trị chứng gai khớp gối chúng ta thường áp dụng 3 phương pháp đó là: Sử dụng bài thuốc Tây y, Đông y và các bài thuốc Nam. Cụ thể như sau:
1. Cách chữa gai khớp gối bằng thuốc Tây y
#1. Dùng thuốc chữa gai khớp gối
Thông thường, bệnh nhân gai khớp gối sẽ được các bác sĩ thăm khám lâm sàng cũng như cận lâm sàng rồi từ đó đưa ra nhận định bệnh ở mức độ nặng nhẹ khác nhau và kê đơn thuốc chữa bệnh phù hợp. Đối với những đối tượng mắc bệnh gai khớp gối thường được kê đơn với những loại thuốc cơ bản sau:
- Paracetamol: Đây là loại thuốc giảm đau được dùng trong hầu hết các ca đau khớp gối với liều lượng 1 – 2g mỗi ngày.
- Thuốc chống viêm không steroid: Diclofenac, Meloxicam, Etoricoxia, Piroxicam.
- Thuốc bôi ngoài da: Đây cũng được xem là thuốc chữa gai khớp gối hiệu quả. Người bệnh dùng thuốc bôi trực tiếp vào chỗ khớp bị đau 2 – 3 lần mỗi ngày. Chữa gai khớp gối bằng thuốc ngoài da được kể đến như: Thuốc Voltaren Emugel giúp giảm đau khá tốt lại ít tác dụng phụ hơn hẳn các loại thuốc uống.
- Tiêm trực tiếp vào khớp: các thuốc thường dùng qua đường tiêm được kể đến đó là Hydrocortison acetat. Thuốc này dùng để tiêm 2 – 3 mũi 1 đợt nhưng không được vượt quá 4 mũi, những loại thuốc này không được tự ý mua về tiêm mà cần có sự cho phép của bác sĩ
#2. Chữa gai khớp gối bằng vật lý trị liệu
Chữa gai khớp gối bằng phương pháp vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng xương khớp và rút ngắn thời gian điều trị bệnh khi kết hợp chung với các biện pháp khác. Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được các chuyên gia vật lý trị liệu hướng dẫn bài tập với máy móc hoặc không có sự hỗ trợ của máy móc.
Song song với các biện pháp đó, bác sĩ sẽ lồng ghép thêm nhiều liệu pháp trị liệu khác nhau như dùng sóng ngắn trị liệu, kích thích điện trị liệu, siêu âm trị liệu hoặc sử dụng hồng ngoại trị liệu,… Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ gai xương tại vùng đầu gối mà bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra liệu pháp phù hợp.
#3. Điều trị gai khớp gối bằng phẫu thuật
Điều trị gai khớp gối bằng phương pháp phẫu thuật thường cho tỷ lệ thành công khá cao chiếm 90%. Do đó, có thể nói phẫu thuật chính là giải pháp giúp người bệnh gai khớp gối có thể cử động bình thường và không còn bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra. Một số biện pháp phẫu thuật hiện nay được các bệnh viện lớn áp dụng như nội soi khớp, cắt gai khớp hay mài chỗ lởm chởm của khớp, ghép mảnh sụn vào chỗ bị bào mòn,…
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiến hành làm phẫu thuật nếu không có sự đồng ý của bác sĩ. Bởi đây chính là biện pháp cuối cùng loại bỏ gai xương khớp khi tất cả các phương án khác không mang lại kết quả hoặc bệnh có những biến chứng xảy ra. Đặc biệt, phương pháp này cũng có thể gây ra nhiều hệ lụy sau phẫu thuật. Chính vì vậy, người bệnh cần lưu ý và tìm hiểu kỹ trước khi bắt đầu thực hiện.
2. Chế độ sinh hoạt chữa bệnh gai khớp gối tại nhà
Tìm được phương pháp chữa gai khớp gối phù hợp với tất cả mọi người là điều không thể, bởi cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người khác nhau. Tuy nhiên, để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh, người bệnh cần xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học bao gồm chế độ luyện tập, chế độ ăn,…
#1. Chế độ luyện tập
Hiện nay, tập luyện thể thao đóng vai trò quan trọng trong việc giúp xương khớp dẻo dai và linh hoạt hơn. Theo huấn luyện viên (HLV) thể hình Nguyễn Thế Thanh Tùng (đang là thành viên của Hiệp hội khoa học thể thao quốc tế – ISSA) cho biết: Tập thể dục, thể thao không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp hệ xương khớp được cải thiện, đặc biệt bệnh gai khớp gối.
HLV Thanh Tùng cho biết thêm: Người bệnh gai khớp gối nên tập các môn thể dục nhẹ nhàng với cường độ vừa phải, nhịp nhàng như bơi lội, yoga hay đạp xe, dưỡng sinh,… Bởi theo nghiên cứu của các nhà khoa học, khi tập các môn này ít nhất 2 – 3 lần/ tuần, giúp mật độ xương sụn khớp tăng lên, giảm viêm khớp, hạn chế tình trạng loãng xương.
Tuy nhiên, nếu việc tập thể dục không đúng cách , sai kỹ thuật và kém điều độ chính là nguyên nhân khiến bệnh gai khớp gối tiến triển xấu và gây ra nhiều thương tật khác về xương khớp. Vì thế, trước khi bắt đầu tập, các bạn cần có sự tư vấn của huấn luyện viên cả về kỹ thuật lẫn tư thế.
#2. Chế độ ăn uống
Chắc chắn một điều rằng, ai trong chúng ta cũng hiểu rõ vai trò của thực phẩm đối với sự sống của cơ thể, đặc biệt hệ thống xương khớp. Thực phẩm chẳng những giúp chữa lành và cải thiện bệnh mà còn giúp rút ngắn thời gian chữa gai khớp gối.
#3. Các biện pháp khác
Người bệnh có thể thực hiện chữa gai khớp gối ngay tại nhà bằng các cách dưới đây mà không cần tới thuốc.
- Dùng đá lạnh chườm vào khớp gối là cách nhanh nhất giúp khắc phục triệu chứng sưng tấy và đau nhức tại chỗ, không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.
- Thông thường, theo chỉ định của bác sĩ, tất cả mọi bệnh nhân bị gai khớp gối cần có thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động nặng và di chuyển nhiều.
- Thực hiện các động massage ngay tại khớp gối và các vùng lân cận làm giảm cảm giác co cứng khớp và giúp giảm đau.
III/ Hỗ trợ điều trị và phòng bệnh gai khớp gối
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tốt nhất bạn nên áp dụng các cách sau đây để ngăn ngừa bệnh bộc phát, tránh trường hợp bệnh phát triển rồi mới tiến hành chạy chữa gây khó chịu cho người mắc phải bệnh.
+ Để đề phòng bệnh gai khớp gối, các bạn nên bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết tốt cho sụn khớp như canxi, vitamin D (giúp hấp thụ canxi), C, protein. Ngoài ra, còn có collagen và chondrotin, glucosamin và các thành phần có lợi khác cho xương khớp. Các hoạt chất này thường chứa nhiều trong thủy hải sản, đặc biệt trong vỏ tôm, cua, ghẹ,…
+ Bên cạnh đó, bạn nên ăn nhiều cam, nghệ vàng, đậu nành và gừng,… giúp giảm đau và tăng cường sức khỏe.
+ Mặt khác, thừa cân, béo phì chính là nguyên nhân gây thoái hóa khớp và gai khớp gối. Do đó, các bạn cần kiểm soát cân nặng ở mức độ ổn định, phù hợp với chỉ số cơ thể BMI (Body Mass Index). Tránh xa những đồ uống hoặc thức ăn có chứa nhiều đường, dầu mỡ,…
+ Ngoài ra, người bệnh cần thăm khám định kỳ
Với những thông tin cung cấp về bệnh cũng như các cách chữa bệnh gai khớp gối nêu trên, hy vọng bạn đọc có thêm kiến thức về bệnh. Các bạn chỉ cần tuân thủ theo chỉ định của bác, bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.