Viêm đau khớp cổ chân, ngón chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Viêm đau khớp cổ chân, ngón chân có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Nhận biết sớm các triệu chứng, nguyên nhân sẽ giúp tăng tỷ lệ chữa bệnh thành công lên đến 90%.

Viêm đau khớp cổ chân, ngón chân là gì, có nguy hiểm không?

Khớp cổ chân, ngón chân là bộ phận quan trọng, đóng vai trò gánh vác toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Chính vì vậy, những hoạt động hàng ngày và thói quen vận động của con người có khả năng gây ra viêm khớp, tổn thương khớp tại cổ chân, ngón chân.

Trên thực tế, hiện tượng viêm đau khớp cổ chân, ngón chân không phải là hiện tượng hiếm gặp. Đây là tình trạng rối loạn tại khớp, gây bào mòn và viêm nhiễm sụn khớp. Giống như viêm đau khớp ngón tay, cổ tay, nếu người bệnh chủ quan không điều trị sớm sẽ trở thành mãn tính và dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như: hạn chế vận động, thoái hóa khớp, teo cơ, biến dạng xương… thậm chí là tàn phế.

Nguyên nhân viêm đau khớp cổ chân, ngón chân

Tình trạng viêm khớp cổ chân, ngón chân xảy đến do nhiều nguyên nhân. Trong đó, các chuyên gia y tế tại nhà thuốc Tâm Minh Đường đã chỉ ra 4 lý do phổ biến, bao gồm:

● Bệnh xương khớp

Là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến triệu chứng viêm đau khớp cổ chân, ngón chân. Một số bệnh lý tiêu biểu có thể kể đến như:

Gout: Các tinh thể axit uric lắng đọng tại khớp xương gây đau và viêm ngón chân, cổ chân.

Viêm gân: Là hiện tượng gân bị viêm và kích ứng do vận động quá mức hoặc sai cách trong thời gian dài.

Viêm đa khớp: Xảy ra ở khớp chân hoặc tay, tác động đến đầu xương dưới sụn và sụn khớp gây đau khớp ngón chân, cổ chân.

Loãng xương: Viêm đau khớp cổ chân, ngón chân có thể xảy ra do chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi dẫn tới giảm mật độ xương, đau mỏi…

Chấn thương

Những chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thể thao… tại vùng khớp cổ chân, ngón chân có thể để lại di chứng khi không được điều trị dứt điểm.

● Lười vận động

Một số người có tỷ lệ bị viêm khớp cổ chân, ngón chân cao do lối sống lười vận động, nằm và ngồi nhiều khiến dịch, sụn khớp không được điều tiết, các khớp xương mất đi tính dẻo dai, linh hoạt. Vậy nên chỉ cần những va chạm nhẹ, các khớp xương cũng dễ dàng bị tổn thương.

● Thừa cân

Những người béo phì, thừa cân gây áp lực lên hệ xương khớp. Trong đó, cổ chân và ngón chân bị gia tăng áp lực chống đỡ cơ thể và dẫn đến tổn thương.

Triệu chứng viêm khớp cổ chân, ngón chân

Các triệu chứng của viêm khớp ngón chân, cổ chân giai đoạn đầu thường chỉ diễn biến trong thời gian ngắn rồi biến mất nên nhiều người bệnh chủ quan. Mọi người cần đặc biệt lưu ý các biểu hiện dưới đây để kịp thời điều trị:

● Đau nhức: Đau khi vận động và cả lúc không vận động cũng cảm thấy khó chịu, nhức mỏi. Viêm đau khớp cổ chân, ngón chân thường gây ra đau về đêm và gần sáng khiến người bệnh mệt mỏi, thiếu ngủ, xanh xao…

● Sưng, nóng khớp: Vị trí khớp cổ chân, ngón chân bị viêm sẽ sưng tấy, ửng đỏ, sờ vào thấy ấm hơn vùng xung quanh. Trường hợp nặng hơn có thể tràn dịch khớp gây hạn chế vận động.

● Cứng khớp: Viêm khớp cổ chân, ngón chân gây cứng khớp, điều này khiến người bệnh mất cảm giác, kém linh hoạt, tê bì khớp cổ chân, ngón chân.

● Chân yếu, mất khả năng chịu lực: Tình trạng đau đớn kéo dài, vùng khớp viêm nhiễm lan rộng sẽ làm giảm lực chống đỡ của bàn chân, gây khó khăn khi di chuyển.

Các cách điều trị viêm đau khớp cổ chân, ngón chân

● Thuốc tây

Là một trong những phương pháp giúp giảm đau, chống viêm tức thời. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ điều trị.

Thuốc giảm đau tại chỗ: Acetaminophen, Paracetamol…. có tác dụng giảm viêm đau khớp cổ chân, ngón chân tức thời trong trường hợp viêm nhiễm không quá nặng.

Thuốc chống viêm:  Aspirin, Ibuprofen, Meloxicam… sử dụng với mục đích giảm đau, kháng viêm nhanh nhưng sẽ đau lại nếu ngưng thuốc.

Thực phẩm chức năng: Glucosamine, Vitamin, Canxi…. có tác dụng hỗ trợ thuyên giảm triệu chứng và tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại tình trạng viêm đau khớp.

● Thuốc nam

Bên cạnh các loại thuốc Tây y thì việc sử dụng các loại thảo dược lành tính cũng là phương pháp điều trị viêm đau khớp cổ chân, ngón chân phổ biến hiện nay.

Rễ cỏ xước: Rửa sạch, giã nát, bó vào khớp cổ chân, ngón chân sưng viêm. Thực hiện 1 tuần sẽ thấy giảm đau rõ rệt.

Tỏi: Sử dụng tỏi tươi giã nát, đắp vào vị trí viêm đau trong 30 phút, ngày thực hiện 2 lần.

Lá lốt: Rửa sạch, sắc nước uống hàng ngày. Thực hiện liên tục 1 tháng để thấy hiệu quả giảm đau, tiêu viêm.

●  Bài tập hỗ trợ điều trị viêm đau khớp ngón chân, cổ chân tại nhà

Khi cơn đau thuyên giảm, người bệnh nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng giúp khớp xương được thư giãn, chống tình trạng co cứng đồng thời rút ngắn thời gian điều trị.

Xoa cổ chân: Dùng ngón tay cái xoa day khớp cổ chân, ngón chân nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ.

Uốn cong khớp chân: Sử dụng 2 tay nhẹ nhàng uốn cong khớp mắt cá chân lên và xuống, thực hiện đều đặn trong 5 phút.

Quay cổ chân:  Xoay khớp cổ chân theo chiều kim đồng hồ, thực hiện liên tục 10 phút sẽ thấy cơn đau giảm bớt.

Để lại một bình luận