PHƯƠNG PHÁP NGÂM CHÂN TRONG ĐÔNG Y

Theo Đông y, bàn chân được  ví  như trái tim thứ 2 của cơ thể. Dùng nước  nóng hoặc thảo dược ngâm chân sẽ thông được kinh lạc bị tắc nghẽn, tăng cường lưu thông máu, cải thiện  trao đổi chất, cơ xương khớp dẻo dai, tăng sức đề kháng, chữa được  nhiều  bệnh tật. Vậy phương pháp ngâm chân được dùng trong những trường hợp nào, quy trình ra sao? Hãy cùng Lá Trà Spa tìm hiểu nhé!

  1. Các loại thuốc dùng để ngâm chân
  • Gừng tươi
  • Ngải cứu
  • Lá lốt
  • Cây xấu hổ
  • Thiên niên kiện
  • Độc hoạt
  • Địa liền
  • Hồng hoa
  • Địa liền
  • Đại hồi
  1. Ngâm chân dùng để điều trị các bệnh lý sau:
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Đau đầu, đau  nửa đầu
  • Di tinh, xuất  tinh  sớm
  • Tăng huyết áp
  • Stress
  • Viêm khớp bàn ngón chân
  • Viêm tắc  tĩnh mạch  chân
  • Lạnh vùng bàn  chân
  1. Không dùng phương pháp ngâm chân với các trường hợp
  • Suy dãn tĩnh mạch chi dưới
  • Phụ nữ có thai
  • Vết  thương hở, nhiễm trùng loét nặng da ở bàn  chân
  • Tiểu đường
  • Sau khi ăn no
  • Nước nóng trên 60 độ
  1. Cùng tìm hiểu Quy trình ngâm chân nhé:

Chuẩn bị:

Bệnh nhân

  • Sau khi Bác sĩ thăm khám, sẽ được Bác sĩ kê loại dược liệu phù hợp để ngâm chân phù hợp dựa theo tình trạng bệnh.
  • Bệnh nhân rửa chân sạch sẽ trước khi ngâm
  • Lưu bệnh ngoài da như nấm, chàm, ghẻ lở phải được ngâm bồn ngâm riêng biệt.

Dược liệu và phòng, bồn ngâm chân

  • Nấu dược  liệu theo  toa với 1,5 – 2 lít nước đến khi còn lại 1,5 lít.
  • Bồn ngâm chuyên dụng có tác dụng duy trì nhiệt độ ở ngưỡng 40  độ C và  tác dụng sóng.
  • Phòng ngâm kín đáo, có  khăn sạch riêng để lau chân.

Quy trình ngâm

  • Thời gian 15 – 30  phút/ 1 liệu trình điều trị.
  • Thuốc sau khi đun sôi, được cho vào bồn ngâm. Bệnh nhân đặt 2 chân cách mặt nước một khoảng để xông hơi  hai chân cho giãn nở đều lỗ chân lông rồi từ từ hạ hai bàn chân xuống sát mặt nước và ngập tới  mắt cá chân.
  • Để tăng tác dụng điều trị, sau khi ngâm chân kết hợp massge và day bấm huyệt.

Để lại một bình luận