Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5, C6, C7 là 3 vị trí phổ biến hiện nay. Bởi 3 đốt sống cổ C5, C6, C7 là 3 vị trí đốt xương cuối cùng thường chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nếu vùng cổ gặp tổn thương.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5, C6, C7 là gì?
Cột sống cổ bao gồm có 7 đốt sống từ C1 đến C7. Trong đó 3 đốt sống C5 C6 và C7 là 3 vị trí hay gặp thoát vị đĩa đệm nhất. Hiện tượng đĩa đệm ở giữa các đốt xương này bị rạn nứt, rách làm cho nhân nhầy thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh. Gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy, cổ, đau đầu, tê chân tay.
Hình ảnh cột sống cổ C6 C7
Đối tượng dễ mắc bệnh thoát vị đốt sống cổ C5, C6, C7
- Những người làm nghề: thợ cắt tóc, nha sĩ, thợ làm móng….
- Dân văn phòng: do tính chất công việc hay phải ngồi lì một chỗ, lười vận động, ngồi sai tư thế.
- Đối với những người ở độ tuổi trung niên và người lớn tuổi
- Do mắc bệnh thoái hóa cột sống từ trước.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ là gì?
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ ít phổ biến hơn thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, bởi có ít đĩa đệm cũng như ít lực tác động hơn trên cột sống cổ. Những cơn đau và triệu chứng đĩa đệm thoát vị khác nhau tùy theo các mức độ:
- Hội chứng chèn ép rễ thần kinh: Nếu rễ thần kinh bị chèn ép hoặc bị kích thích, thì bệnh lý thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có thể dẫn đến đau, ngứa ran, tê, hoặc đau vai gáy và cánh tay. Thường dọc theo bên cẳng tay, ngón cái và ngón trỏ. Cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn bởi 1 số vị trí đầu và cổ.
- Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật: Những cơn đau lan lên đầu gây đau đầu, đau vùng chẩm, thái dương, vùng trán, kèm theo triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn và cảm thấy mệt mỏi do bị lệch đĩa đệm. Đau cả phần hốc mắt, đau lan tới ngực.
- Chèn ép tủy: Nhân nhầy thoát ra chui vào tủy sống gây chèn ép tới vùng cánh tay, bàn tay gây đau hoặc tê từ 2 cánh tay kéo dài xuống 2 bàn tay.
Thoát vị đĩa đệm cổ nguy hiểm như thế nào?
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tuy không phải bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng nhưng nếu bệnh tiến triển không được điều trị hiệu quả, bệnh có thể gây nên các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như:
- Thiếu máu nuôi dưỡng não
Không chỉ các rễ thần kinh bị chèn ép và các mạch máu ở vùng cổ cũng bị chèn ép, làm giảm quá trình lưu thông máu từ tim lên đến não. Thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu máu cục bộ gây tổn thương cho não và hệ thần kinh. Đó là lý do khiến bạn bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
- Hội chứng giao cảm cổ sau
Khi nhân nhầy chèn ép vào các rễ thần kinh tủy sống có thể gây ra hội chứng giao cảm cổ sau và có các biểu hiện như: Đau đầu, chóng mặt, rối loạn thăng bằng, rối loạn chức năng nghe và nuốt.
Các triệu chứng của hội chứng giao cảm cổ sau có thể tiến triển nặng hơn và xuất hiện nhiều biểu hiện xen kẽ gây ra các rối loạn vận động, tay chân, gây đau nhức. Bệnh nhân khó cử động, không tự đi một mình được.
- Liệt nửa người, liệt tay chân
Đây là biến chứng nặng nề nhất thuộc chứng rối loạn vận động tay chân. Khi rễ thần kinh cổ 2, 3 bị chèn ép nặng sẽ gây ra những tổn làm mất khả năng vận động nửa người, tê liệt tay chân.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cổ
- Nên thường xuyên tập thể dục đều đặn 30-45 phút mỗi ngày với những bài tập tốt cho cột sống cổ và vừa sức.
- Không nên làm việc quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt với máy vi tính, cứ mỗi 30-40 phút nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay. Các động tác tự xoa bóp vùng cổ gáy có tác dụng tốt chống thoát vị đốt sống cổ.
- Giữ ấm vùng cổ vai khi trời lạnh, khi đi xe máy và đi ngủ.
- Tránh các động tác làm căng cơ cổ như xách vật nặng một tay, đeo túi xách, bê vác nặng, không mang vác vật nặng tì đè lên đầu, cổ, không nên cúi đầu quá lâu, giữ nguyên một tư tế, ngủ gật dưới bàn.
- Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi và quản lý sức khỏe tốt nhất.
Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Bài tập 1 (Kéo giãn cơ thang): Nghiêng cổ qua trái, giữ tư thế nhẹ nhàng trong 10 giây, lặp lại cho bên còn lại. Đặt tay trái lên đầu để tạo thêm áp lực, kéo đầu về phía vai trái cho đến khi bạn cảm thấy phần cổ bên phải được kéo giãn, giữ trong 10 giây. Trở lại tư thế bắt đầu và lặp lại lần mỗi bên.
Bài tập 2 (Kéo giãn cổ sau): Gập cổ về phía trước, cằm hướng về phía ngực, giữ nhẹ nhàng trong 10 giây.
Bài tập 3 (Xoay cổ): Xoay cổ một vòng từ trái qua phải đến khi bạn cảm thấy cổ được kéo giãn. Thực hiện 5 lần mỗi hướng (trái – phải, phải – trái).
Bài tập 4 (Tăng cường kháng cự): Đặt tay lên trán, đẩy đầu về phía kháng cự của tay, giữ trong 10 giây và thực hiện 3 lần. Đặt tay phải lên bên phải của đầu, đẩy đầu về phía kháng cự của tay theo biên độ ngang, giữ trong 10 giây và thực hiện 3 lần.
Bài tập 5 (Tăng cường các nhóm cơ cổ): Nằm tựa lưng, cúi cằm về phía ngực, giữ trong 7 giây và thực hiện 3 lần.
Do các động tác thể dục này không yêu cầu máy móc hoặc dụng cụ phức tạp nên người bệnh có thể tập mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, nếu đang trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu luyện tập.