Sở dĩ người cao tuổi thường hay phải gánh chịu những cơn đau nhức nơi đầu gối, đau chân và đau nhức xương khớp nói chung là do khi về già chức năng và cấu tạo của khớp đã bị thay đổi, phổ biến nhất là tình trạng lão hóa của sụn khớp và những tổn thương nơi phần xương dưới sụn. Sụn khớp là một lớp mô trong suốt, cứng, có độ bền dai và đàn hồi tốt, có chức năng quan trọng là bao bọc và bảo vệ hai đầu xương không bị tì sát vào nhau và giúp cho khớp gối chuyển động một cách linh hoạt, nhịp nhàng. Nhưng dưới sự tàn phá của thời gian, sụn khớp bắt đầu suy yếu, mềm dần, xuất hiện những vết nứt, bong tróc làm trơ hai đầu xương. Kết quả là khi cử động, hai đầu xương không còn được lớp sụn bảo vệ sẽ ma sát với nhau gây đau.
Sự hư tổn của sụn khớp cũng kéo theo tổn thương phần xương dưới sụn vốn có chức năng chống sốc, giảm áp lực để khớp hoạt động tốt và cung cấp một phần dinh dưỡng cho sụn khớp. Cấu trúc xương dưới sụn bị thay đổi, có nơi dày lên, chỗ lại lõm xuống sẽ gây nên những phản ứng bất lợi cho cơ thể, tạo ra những gai xương để bù đắp vào những chỗ khuyết. Quá trình thoái hóa ấy nếu không được chăm sóc sớm, bệnh đau khớp gối ở người cao tuổi sẽ trở thành một nỗi ám ảnh, cơn đau nhức sẽ hành hạ dai dẳng và nguy cơ gây tàn phế cao.
Thoái hóa khớp gối là một quá trình tất yếu ở người cao tuổi. Việc cải thiện tuy không làm đảo ngược tình hình nhưng có thể làm chậm quá trình thoái hóa, giảm đau khớp gối ở người già, duy trì chức năng vận động của khớp gối, ngăn ngừa nguy cơ tàn phế. Điều này vô cùng có ý nghĩa với người cao tuổi, giúp họ tận hưởng cuộc sống ở tuổi xế chiều.
Chăm sóc khớp gối cho người già bằng cách:
– Giữ ấm đầu gối: Đầu gối không được cung cấp đầy đủ nhiệt vì chúng thiếu sự bảo vệ của cơ thịt và mỡ nên rất cần được giữ ấm. Người cao tuổi không nên để đầu gối bị ẩm vào mùa đông cũng như cần giữ sự thông thoáng khi hè đến. Rửa gối bằng nước mát nếu ra nhiều mồ hôi vào mùa hè; mang vớ cao, dày hoặc mặc quần ấm để giữ ấm cho gối khi trời chuyển lạnh.
– Vận động vừa sức: Người già nên hạn chế những hoạt động quá sức, đi bộ chậm rãi mỗi ngày khoảng 30 phút và có thể chia ra thành nhiều lần trong ngày tạo sự linh hoạt cho khớp, tránh tình trạng tê cứng khớp đồng thời cũng giúp giảm đau phần nào.
Nếu chưa bị viêm khớp gối mãn tính, bạn có thể sử dụng liệu trình “Xoa bóp bấm huyệt” tại Lá Trà Medical Spa hực hiện bài xoa bóp sau để hạn chế những cơn đau:
Bước 1: Gập đầu gối.
Bước 2: Dùng đầu ngón tay giữa ấn vào chỗ lõm phía dưới xương bánh chè.
Bước 3: Vừa thở hơi ra từ từ vừa bấm mạnh vào đó trong 6 giây.
Với bài tập đơn giản này bạn nên làm 3 lần mỗi ngày ở cả hai bên đầu gối, mỗi bên ấn 10 cái.
Trường hợp đã bị thoái hóa khớp, bạn cũng có thể thực hiện bài xoa bóp hỗ trợ điều trị bệnh như sau:
Bước 1: Day khớp gối: bạn ngồi trên giường, chân duỗi thẳng, hai bàn tay úp lên hai xương bánh chè rồi day tròn theo chiều kim đồng hồ khoảng 20 lần, sau đó day theo chiều ngược lại tiếp 20 lần.
Bước 2: Vận động khớp gối: ngồi trên giường, cẳng chân vuông góc với đùi, hai tay ôm lấy một bên khớp gối co duỗi nhẹ nhàng khoảng 20 lần. Sau đó, làm tiếp với chân còn lại.
– Không lạm dụng thuốc giảm đau cấp tốc trong cải thiện đau khớp gối. Dùng thuốc giảm đau cấp tốc không phải là cách cải thiện đau khớp gối hiệu quả, an toàn cho người già. Các loại thuốc giảm đau mà người bệnh thường mua tại các tiệm thuốc tây thường chỉ có tác dụng nhất thời, không giúp phục hồi các tổn thương ở khớp, lại càng không có tác dụng tăng cường tái tạo sụn và xương dưới sụn để giúp tăng sự chắc khỏe cho khớp gối. Trong khi đó, thuốc lại còn gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như đau, loét dạ dà, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
– Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Để chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đồng thời cải thiện những cơn đau khớp, người bệnh khớp nên ăn nhiều rau xanh, các loại cá biển giàu axit omega 3, tăng cường rau xanh, hoa quả, hạn chế thịt, các món chiên xào nhiều dầu mỡ.
Nguồn: Sưu tầm