Trong y học cổ truyền Việt Nam có phương pháp giúp người bệnh đau lưng có thể hỗ trợ trị liệu bằng việc tự day bấm một số huyệt vị như đại trường du, thận du, thiên khu và dũng tuyền.
Sức khỏe và tuổi thọ là ước mơ chung của con người ở mọi thời đại, sinh trưởng, phát triển, già nua và chết là một tiến trình dành cho mọi sinh vật. Vậy già và chết là một hiện tượng tất yếu.
Có liệu pháp nào giúp con người được sống lâu, khỏe mạnh, sống có ích cho gia đình và xã hội?
Day và bấm huyệt là phương pháp tác động lên huyệt vị của hệ kinh lạc nằm trên cơ thể. Vận dụng thủ thuật kích thích mạnh, gây một luồng phản xạ dương tính, truyền từ ngoài vào trong, trực tiếp với âm tính của cơ năng sinh lý bên trong. Hóa sinh ra tác dụng trị liệu, để sơ thông khí huyết,điều hòa âm dương, tăng cường kháng thể, để đạt được mục đích:
– Bồi dưỡng sức khỏe.
– Phòng bệnh và chữa bệnh mãn tính.
– Để sống lâu và sống có ích.
– Có thể dùng bút từ tính (nam châm), đánh trên huyệt vị, bổ theo chiều kim đồng hồ, tả theo chiều ngược kim đồng hồ.
BẤM HUYỆT CHỮA BỆNH ĐAU LƯNG
PHƯƠNG PHÁP 1
Day bấm huyệt Đại trường du
Đại trường du là huyệt vị nằm trên đường kinh Bàng quang; có công dụng điều hoà tràng vị, lí khí hoá trệ, làm lợi cho thắt lưng và đầu gối; thường được dùng để điều trị các chứng bệnh tại chỗ như đau thần kinh thắt lưng, co cứng các khối cơ lưng, đau cứng lưng không cúi xuống được.
Cách xác định huyệt Đại trường du: Dùng hai ngón tay cái xác định hai điểm cao nhất của mào chậu ở hai bên eo lưng, giao điểm của đường nối hai điểm này (phía lưng) chính là mỏm gai của đốt sống thắt lưng thứ tư, từ đây đo ngang ra hai bên 1,5 thốn (khoảng bằng chiều rộng hai ngón tay) là vị trí của hai huyệt Đại trường du.
Cách bấm: Chọn tư thế ngồi trên ghế hoặc đứng, dùng hai bàn tay ôm lấy eo lưng, (ngón cái phía sau, bốn ngón còn lại ở phía trước, giống như động tác chống tay ngang hông), đặt đầu ngón cái vào huyệt, tiến hành day bấm với một lực thích hợp trong 2 phút.
Day bấm huyệt Thận du
Thận du cũng là huyệt vị thuộc đường kinh Bàng quang, tương ứng với tạng thận ở bên trong, có công dụng bổ thận, lợi thuỷ tráng hoả, làm mạnh xương cốt, thường được dùng để chữa các chứng bệnh của thận. Theo quan niệm của y học cổ truyền, lưng là phủ của thận cho nên để trị liệu các chứng đau lưng cổ nhân thường tác động vào huyệt Thận du.
Cách xác định huyệt Thận du: Tìm mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ tư (như phần xác định huyệt Đại trường du), từ đây lần lên trên để tìm khối lồi thứ nhất là mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ ba, khối lồi thứ hai là mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ hai. Từ mỏm gai này đo ngang ra hai bên 1,5 thốn là vị trí của hai huyệt Thận du.
Cách bấm: Tương tự như bấm huyệt Đại trường du.
Day bấm huyệt Thiên khu
Huyệt Thiên khu còn gọi là huyệt Thiên xu, nằm trên đường kinh Vị, có công dụng điều hoà đại tràng, bổ thổ hoá thấp, hoà vinh điều kinh, lí khí tiêu trệ, cũng thường được dùng để chữa chứng đau thắt lưng.
Cách xác định huyệt Thiên khu: Từ rốn đo ngang ra 2 thốn, mỗi bên một huyệt.
Cách bấm: Chọn tư thế nằm ngửa, dùng hai ngón tay cái day bấm huyệt trong 2 phút.
PHƯƠNG PHÁP 2
Đây là những huyệt quan trọng nhất, mang những tính chất khí lực đặc biệt. Nếu chúng ta biết phối hợp thì có thể phòng và chữa trị được nhiều bệnh tật.
1. TÚC TÂM LÝ (Kinh vỵ) (36)
Vị trí: Huyệt ở dưới đầu gối 3 tấc ,cách xương chày một khoát ngón tay.
Chủ trị: Huyệt này trị bách bệnh,thường cứu,day huyệt này ngừa bệnh và sống lâu.
Thường chữa đau dạ dày, ăn không tiêu, đại tiện bón, tay chân tê, bệnh phong thấp – Cước khí, trị nhức đầu, xây xẩm, đau mắt, mũi, tai ù, đau lưng.
Hợp với Huyệt thần khuyết (lổ rốn) trị ỉa chảy (Đổ muối lên lổ rốn dùng thuốc cứu đốt nóng vừa chịu được). Khi nào cầm đi cầu thì thôi.
Hợp với huyệt Thái Xung, hợp cốc, khúc trì làm hạ huyết áp.
Hợp với can du trị gan nóng, mắt mờ.
Hợp với tam âm giao, khúc trì trị bế kinh, kinh không đều.
Muốn trong người khỏe thì day thường xuyên túc tâm lý, kinh nghiệm bên Nhật. Những nhà dưỡng sinh họ tác động thường xuyên vào huyệt túc tâm lý. Còn tạo gan thận tốt và bồi bổ nguyên khí.
Trúng gió bại liệt, đau nhức chân.
Phù thủng thì kết hợp huyệt thủy phân. (Trên rốn một thốn)
2.TAM ÂM GIAO (Kinh tỳ 6) :
Vị trí :
Trên đỉnh mắt cá trong 4 ngón tay (3 thốn)
Ở sau bờ xương chầy, huyệt giao hội 3 kinh tỳ,can,thận.
Chủ trị : Có ảnh hưởng tốt đến 3 kinh, tỳ vị hư nhược, sôi bụng, đầy bụng, phân lỏng, rối loạn tiêu hóa, kinh nguyệt không đều, băng huyết, khí hư, sa dạ con, bế kinh, đẻ khó, di tinh, đau dương vật, phù thủng, tiểu tiện khó, đái dầm, liệt chân, đau khớp, mất ngủ.
Hợp túc tâm lý, Dương lăng tuyền trị chân đau, đầu gối sưng.
Có thai cấm kích thích mạnh.
3.ỦY TRUNG (Kinh bàng quan 54)
– Vị trí : giữa nhượng chân , có động mạch.
– Chủ trị : sưng đầu gối, đau lưng, bàn tọa đau, trúng phong, bán than, bụng trướng đau, thổ tả.
– Hợp côn lôn trị đau lưng, đau cột sống.
– Hợp hoàn khiêu đau thần kinh tọa.
4. NỘI QUANG (Kinh tâm bào lạc 6) :
– Vị trí: Lằn chỉ cổ tay giữa lên 2 thốn
– Chủ trị : Trị bệnh Tim hồi hợp – ngực đầy tức, mất trí, tất cả các bệnh bộ phận ngực. Đau bụng dữ dội, bệnh vàng da.
– Hợp Tam âm giao bồi dưỡng sức khỏe, trị các chứng mố hôi trộm.
5. HỢP CỐC (Kinh đại trường 4)
– Vị trí : Tuyến tay, kẻ ngón cái và ngón trỏ chỗ hổ khẩu tay.
– Chủ trị : Trị nhức đầu, nghẹt mũi, tai ù, răng đau, chảy máu cam, sưng hạch cổ, đàm nghẹt, ho suyễn, mồ hôi trộm, sổ mũi, đàn bà kinh nguyệt không đều, thần kinh suy nhược.
– Hợp nghinh hương trị nghẹt mũi.
– Hợp túc tam lý làm điều hòa tỳ vị.
– Hợp phong trì, liệt khuyết trị nhức đầu. Có thai cấm kích thích.
6. KHÚC TRÌ (Kinh đại trường 11)
– Vị trí: Tuyến tay , xếp tay vào ngực,ấn tại cuối lằn chỉ cùi trỏ.
– Chủ trị :
- Trị tay đau nhức, bại xụi, thần kinh suy nhược.
- Hợp tam âm giao làm mát máu, bớt ngứa.
- Hợp túc tam lý, tam âm giao trị thần kinh suy nhược.
7. CÔN LÔN (Kinh bàng quang huyệt 60)
– Vị trí: Ngay sau mắt cá ngoài,nơi có lỗ hỏng.
– Chủ trị:
Nhức đầu, xây sẩm, chảy máu cam, thần kinh lưng vai đau, bàn tọa đau, sưng chân, trẻ con kinh phong, đàn bà đẻ nhau không ra. Hợp ủy trung trị đau lưng, đàn bà có thai kích thích mạnh.
8. CÔNG TÔN (Kinh tỳ 4)
– Vị trí: Khớp xương bàn chân và khớp ngón cái.
– Chủ trị: Trị tim hồi hộp, nôn mửa, ăn ít, táo, trĩ, đau hạ vị, đau khớp cổ chân, đau vùng ngực.
9. THÁI XUNG (Kinh can 3)
– Vị trí: Trên bàn chân,giữa khe ngón cái và trỏ,đo trở lên hai thốn.
– Chủ trị:
Đau thắt ruột bụng dưới đầy, nhức đầu, nhức giữa đỉnh đầu, đau vùng gan, mắt đỏ, táo bón, hai chân lạnh, tê nhức hông, ngực đau.
Hợp với huyệt hợp cốc trị huyết áp cao, làm kinh phong.
10. DŨNG TUYỀN (Kinh thận 1)
– Vị trí :Giữa lõm bàn chân, đó là huyệt.
– Chủ trị: Làm hạ huyết áp, trị đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, hầu họng sưng đau, lưỡi khô, mất tiếng, bị tiểu tiện, đại tiện khó, trẻ con kinh phong. Huyệt cấp cứu các bệnh.
11. THẦN MÔN (Kinh tim 7)
– Vị trí :Tuyến tay bên cờm tay phía trong gần ngón út chỗ lằn chỉ.
– Chủ trị :Tim lớn, hồi hộp, sợ sệt, mất tiếng, bệnh thần kinh ngây ngô, khờ ngốc, mất ngủ, làm tim điều hòa suy nhược thần kinh.
12. BÁCH HỘI (Kinh cốc 19)
– Vị trí: Ngay giữa đỉnh đầu,nơi có lỗ hõm.
– Chủ trị: Trị nhức đầu xây xẩm, não bầm huyết, thần kinh suy nhược, trúng phong á khẩu, nghẹt mũi, thiếu máu não đưa đến chóng mặt, rối lọan tiền đình.
13. NHÂN TRUNG (Độc mạch huyệt 25)
– Vị trí: Tuyến mặt,ngay giữa rãnh nhân trung 2/3 trên.
– Chủ trị :
- Trúng phong bất tỉnh,kinh phong,méo miệng,mắt xếch,mặt phù.
- Huyệt chủ cấp cứu thình lình bất tỉnh
- Hợp Uỷ trung trị đau lưng,đau đầu gối.
14. PHONG TRÌ (Kinh đơn 20)
– Vị trí :Tuyến đầu, mí tóc đo lên một tấc, đo ra một tấc rưỡi.
– Chủ trị :Trị tất cả các bệnh trúng phong xây xẩm, nhức đầu, các bệnh mắt hoa, trị bán than, thần kinh suy nhược.
SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ CÔNG THỨC ÁP DỤNG DAY VÀ BẤM HUYỆT ĐỂ ĐIỀU TRỊ THEO BỆNH
1. Rối loạn tiêu hóa, ăn uống không tiêu, đầy bụng, nôn ọe, dạ dày yếu
– Công thức :Hợp cốc túc tam lý, nội quang.
– Thực hành :Trước day nội quang, túc tam lý, hợp cốc xoa tròn bụng theo chiều kim đồng hồ, từ phải qua trái, chung quanh rốn.
2. Người phát sốt, nhức đầu do ngoại cảm
– Công thức :Hợp cốc, khúc trì, túc tam lý.
– Thực hành :Trước day hợp cốc, khúc trì, túc tam lý. Nếu có nhức đầu nhiều kết hợp xoa bóp vùng trán, gáy, đỉnh đầu vùng bách hội và dũng tuyền.
3. Hay chóng mặt
– Công thức :Túc tam lý ,ấn đường (giữa hai đầu chân mày ).Nội quang,tam âm giao.
– Thực hành :
a/ Hay chóng mặt nhức đầu do cao huyết áp: Nội quang xoa bóp từ mí tóc xuống ấn đường, túc tam lý, tam âm giao, dũng tuyền day vùng thắt lưng, xoa bóp vùng gáy, kết hợp ngâm chân nước ấm vào mỗi tối 30 phút.
b/ Hay chóng mặt nhức đầu do suy nhược thần kinh :
Công thức: nội quang, thần môn, tam âm giao, túc tam lý.
Thực hành: nội quang, thần môn, tam âm giao, túc tam lý kết hợp xoa bóp vùng trán, vùng gáy,bách hội, dũng tuyền. Ngâm chân nước ấm buổi tối.
c/ Hay chóng mặt nhức đầu do rối loạn kinh nguyệt :
Công thức: nội quang, túc tam lý, tam âm giao, hợp cốc kết hợp xoa vùng bụng dưới rốn, xoa vùng thắt lưng, vùng trán, vùng gáy.
4. Co giật động kinh
– Công thức: Hợp cốc,thái xung,nhân trung.
– Thực hành: Khi có bệnh nhân, người biết bấm thì phải bấm mạnh vào các huyệt nhân trung, hợp cốc, thái xung.
5. Dạ dày yếu,mỏi chân,phù chân
– Công thức: túc tam lý, tam âm giao.
– Thực hành: Day bấm túc tam lý, tam âm giao, kết hợp xoa vùng bụng theo chiều kim đồng hồ, xoa vùng thắt lưng.
6. Cường tráng cơ thể
– Công thức: Nội quang, túc tam lý, tam âm giao.
– Thực hành: Day nội quang, túc tam lý, tam âm giao thường xuyên mỗi huyệt day 2 phút sáng tối.
7. Trúng gió bất tỉnh
– Công thức: Nhân trung, nội quang, túc tam lý, tam âm giao, bách hội.
– Thực hành: Khi gặp trường hợp xảy ra, lấy móng tay bấm huyệt nhân trung, xong day nội quang, túc tam lý, tam âm giao, bách hội. Kết hợp xoa ấn vùng bụng trên, bụng dưới bằng dầu nóng, lòng bàn tay, bàn chân.
PHƯƠNG PHÁP BẤM HUYỆT 3
Ấn huyệt có thể mang lại sự dễ chịu lập tức cho các cơn đau vùng thắt lưng, một sự căng thẳng lớn lao hay vận dụng cơ bắp quá mức ở vùng bụng. Cần lưu ý rằng các trường hợp nặng hay mạn tính như: thoát vị đĩa đệm hay thoái hoá cột sống thắt lưng chỉ có thể chữa trị được bởi các nhà chuyên môn và các thầy thuốc có thẩm quyền.
Đa số các trường hợp tạo ra sự đau đớn ở vùng thắt lưng đều xuất phát từ các nguyên nhân do nỗ lực thể chất quá mức hay căng thẳng trong cảm xúc.
Kinh nghiệm cho biết đa số các diễn viên múa và các vận động viên thể thao, thợ may thường bị chứng bong gân, đau lưng gọi là bệnh nghề nghiệp nhất là ở vùng thắt lưng dưới. Ấn huyệt 2 lần cách ngày có thể giúp họ duy trì hoạt động bình thường mà không ảnh hưởng đến tài năng biểu diễn của họ. Nếu cơn đau tái phát thì phải chữa trị ngay. Sau đó dù hết đau cũng phải ấn lại 2 ngày 1 lần.
Đối với các cơn đau ở vùng thắt lưng, cần lưu ý đến đốt sống và các vùng lân cận trước khi xét đến vùng thắt lưng. Ấn phối hợp trên các vùng này sẽ góp phần làm thư giãn cơ bắp của cơ thể. Nếu cơn đau quá mức, ấn lại lần thứ hai và thực hiện các tiến trình liên quan đến phần trên của vai và lưng. Xem chương năm các bài tập tự ấn huyệt và chương sáu ấn huyệt cho một đối tượng.
Dưới đốt sống
Đối tượng nằm sắp trên một chiếc mền xếp lại dưới đất đầu kê trên 2 bàn tay với chiếc khăn lông gấp lại. Đứng trên lưng đối tượng để có thể tiếp xúc dễ dàng với phần dưới của sống lưng (hình 257). Di chuyển ngón cái của bạn trên cột sống mà khi chạm vào bạn sẽ cảm thấy có những chỗ lõm giữa các đốt. Chính trong các lõm này bạn sẽ ấn các ngón cái trái, phải luân phiên nhau, bắt đầu trên lưng, kết thúc dưới đốt sống thắt lưng. Bạn ấn thẳng tay, sức nặng của cơ thể tập trung trên các ngón cái để truyền xuống đối tượng.
1.Ấn ngón cái phải ở giữa lưng. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ.
2.Đặt ngón cái trái trên lỗ khuyết tiếp theo của cột sống. Ấn vừa lại. Nghỉ.
3.Tiếp tục ấn dọc theo cột sống cho đến xương cụt, luân chuyển các ngón cái. Ấn vừa trên mỗi điểm.
4.Lặp lại các tiến trình trên 2 lần nữa.
Hai bên cột sống thắt lưng
Không thay đổi vị thế, đặt hai ngón cái hai bên cột sống, cách cột sống thắt lưng khoảng 4 ngón tay (3 thốn).
1.Ấn vừa với 2 ngón cái phía bên phải cột sống.3 giây. Nghỉ.
2.Hạ thấp 2 ngón cái cách khoảng 2 ngón tay (1 thốn rưởi) trên đường bên phải dọc theo hai bên cột sống. Ấn lại. Nghỉ.
3.Tiếp tục hạ thấp dọc theo cột sống cách khoảng 2 ngón tay. Trên mỗi điểm, ấn vừa, 3 giây. Nghỉ một chút rồi tiếp tục đến 1 điểm nằm giữa mông.
4.Lặp lại 2 lần nữa động tác trên .
5.Sang phía trái đối tượng. Để đầu ngón cái trái trên móng ngón cái phải. Đặt chúng trên một điểm ở lưng nằm phía trên của đường gân cơ bắp chạy song song với sống lưng. Ấn mạnh (9kg). 3 giây. Nghỉ.
6.Ấn lại ít nhất 2 lần. Thường điểm này rất căng do vậyphải ấn đi ấn lại đến khi cơ bắp mềm nhũn ra.
7.Ngồi trên lưng đối tượng và đặt hai ngón cái trên hai điểm hai bên cột sống thắt lưng, cách cột sống thắt lưng, 4 ngón tay (3 thốn). Ấn mạnh (9 kg) , 3 giây.
Bụng
Đối tượng nằm ngửa. Bạn quỳ cạnh vùng thân dưới bên phải của đối tượng, làm thế nào để có thể ấn được vùng nằm giữa phần dưới lồng ngực và phần trên của bắp đùi với các điểm ở bụng chạy dọc theo 3 đường.
1.Đặt 2 ngón cái cạnh nhau dưới lồng ngực, trên đường số 1, điểm số 1. Ấn vừa (7kg). 3 giây. Nghỉ.
2.Hạ xuống 2 ngón tay trên đường nằm giữa và ấn vừa lại. Nghỉ.
3.Tiếp tục hạ xuống dọc theo đường nằm giữa, cách khoảng 2 ngón tay giữa các điểm đến xương mu.
4.Đặt 2 ngón cái dưới lồng ngực theo 2 đường số 2. Ấn vừa (7kg). 3 giây đồng thời ở cạnh trái và phải. Nghỉ.
5.Các ngón cái hạ thấp khoảng 2 ngón tay. Ấn vừa lại. Nghỉ.
6.Khi đến các điểm nằm giữa thân và bẹn. Ấn vừa. 3 giây.
Quỳ cạnh đối tượng. Để bàn tay trên bụng. Ấn với 2 lòng bàn tay, đồng thời kéo xuống đến lúc bao trùm cả bề mặt của bụng, xoa nhẹ. Nhấn mạnh trên các vùng mà bạn thấy cơ bắp gồng lên và tiếp tục xoa đến lúc các bắp thịt mềm trở lại.
BÀI TẬP KẾT THÚC
Đối tượng duỗi thẳng cánh tay sau đầu. Bạn nắm 2 bàn tay của đối tượng và nhẹ nhàng kéo các cánh tay về phía bạn. Đối tượng cần hít vào cho đầy phổi bằng cách duỗi thẳng chân và ngón chân. Sau một lúc, bạn buông tay ra, trong khi đối tượng từ từ thở ra bằng miệng và để toàn cơ thể thư giãn. Lập lại trong 6 lần.
Nguồn: Sưu tầm.