Thường xuyên bị đau nhức chân tay là cảnh báo bệnh gì?

Căng cơ, bong gân, chuột rút cơ

Đau nhức chân tay có thể do hoạt động quá sức hoặc do chấn thương nhẹ. Cơn đau thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và có thể thuyên giảm bằng các biện pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chân tay nhức mỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm, khiến bạn mệt mỏi, uể oải và hạn chế vận động. Vậy thường xuyên bị đau nhức chân tay là cảnh báo bệnh gì?

Bị đau nhức chân tay là cảnh báo bệnh gì?

Đau nhức chân tay là triệu chứng không hiếm gặp, không chỉ ở người già, trung niên, người lao động nặng nhọc mà người trẻ tuổi cũng có thể gặp phải. Tình trạng tê bì chân tay gây ra những cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội khiến người bệnh khó chịu, lười vận động, ăn ngủ kém, hay mất ngủ, suy nhược cơ thể… ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Đau mỏi tay chân còn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nhau, cụ thể: 

Bệnh động mạch ngoại biên (PAD)

Với bệnh động mạch ngoại biên, các chi của bạn không có đủ lưu lượng máu do các động mạch bị thu hẹp. Tình trạng này khiến tay chân bị yếu; cảm giác ngứa ran, châm chích và đau nhức ở bàn tay và bàn chân. Ngoài ra, da cũng trở nên xanh xao, lạnh hoặc tứ chi thiếu phối hợp khiến người bệnh dễ ngã.

Bệnh động mạch ngoại biên (PAD)
Bệnh động mạch ngoại biên (PAD)

Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)

DVT là tình trạng có cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch (thường ở đùi, chân hoặc tĩnh mạch cửa), ngăn cho máu không trở về tim. Điều này khiến cho quá trình lưu thông máu bị đình trệ, khiến chân tay bị đau nhức, sưng tấy, mẩn đỏ. Đặc biệt, nếu cục máu đông vỡ ra, nó có thể di chuyển đến phổi và gây thuyên tắc phổi (PE) và tử vong.

Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh ngoại biên xảy ra khi các dây thần kinh ngoại biên (dây thần kinh mang tín hiệu từ não và tủy sống đến các cơ quan khác trong cơ thể) bị tổn thương. Bệnh thần kinh ngoại biên có thể do chấn thương, tiểu đường, nhiễm trùng, di truyền hoặc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại. Khi bị bệnh, bạn có thể cảm thấy tay chân giống bị châm chích, ngứa ran, tê hoặc đau ở tay chân.

Hẹp ống sống

Hẹp cột sống cũng là một trong những căn bệnh khiến tay chân bị đau nhức. Đây là căn bệnh xảy ra khi ống sống bị thu hẹp, gây áp lực lên tủy sống hoặc các rễ thần kinh, gây ra các triệu chứng như tê mỏi vai gáy, đau dây thần kinh tọa lan xuống chân gây đau nhức. Thậm chí, có trường hợp bệnh tiến triển nặng gây liệt ½ người hoặc tứ chi.

Bị đau nhức chân tay là cảnh báo bệnh gì? Hẹp ống sống
Bị đau nhức chân tay là cảnh báo bệnh gì? Hẹp ống sống

Đau dây thần kinh tọa

Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép sẽ gây ra các cơn đau dọc theo cột sống thắt lưng qua đùi ngoài, cẳng chân và xuống từng ngón chân. Tình trạng này, được gọi là đau thần kinh tọa, chủ yếu xảy ra ở độ tuổi từ 30 đến 50 và thường gặp ở một bên của cơ thể, gây đau khớp hoặc đau một bên chân.

Viêm khớp

Viêm khớp là một bệnh lý cơ xương khớp phổ biến, ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh. Vì khi bị viêm, các khớp và cơ quanh khớp sẽ sưng đỏ, cứng và rất đau khi cử động. 

Khi bị viêm khớp háng, khớp gối, cổ chân, các triệu chứng của bệnh sẽ khiến các khớp chân bị đau nhức. Khiến bạn khó khăn trong việc đi lại hay thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Viêm khớp cũng là nguyên nhân làm đau nhức chân tay
Viêm khớp cũng là nguyên nhân làm đau nhức chân tay

Giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng các tĩnh mạch phồng lên, uốn lượn và nổi lên gần bề mặt da. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường gặp ở tĩnh mạch chân vì tĩnh mạch chân dài và chịu áp lực lớn.

Khi bị suy giãn tĩnh mạch chân, bạn sẽ có các biểu hiện như đau nhức chân, cảm giác nặng nề, khó chịu. Các tĩnh mạch có màu xanh hoặc tím sẫm, phồng lên dọc theo đùi và mắt cá chân, da trở nên khô và ngứa.

Căng cơ, bong gân, chuột rút cơ

Căng cơ, bong gân, chuột rút cơ
Căng cơ, bong gân, chuột rút cơ

Thường xuyên bị đau nhức chân tay là cảnh báo bệnh gì? Căng cơ, bong gân, co cứng cơ cũng là nguyên nhân gây đau nhức chân tay. Trong đó, căng cơ là tình trạng các cơ bị kéo căng quá mức, thường thấy ở những người tập thể thao. Bong gân là một chấn thương xảy ra khi dây chằng bị giãn hoặc rách, có thể nhận biết được khi bị bong gân, vùng bị thương sẽ sưng tấy và đau đớn.

Chuột rút gây đau nhói và bạn có thể cảm thấy căng cơ dưới da. Tình trạng này thường ở bắp chân, xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người uống không đủ nước, vận động mạnh nhưng không làm ấm cơ thể …

Ngoài các bệnh trên, viêm gân, nẹp ống chân, loãng xương cũng có thể khiến tay chân bị đau nhức.

Cách khắc phục tình trạng đau mỏi chân tay hiệu quả 

Để chữa đau tay chân hiệu quả, bạn cần đi khám sớm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu chỉ bị đau do chấn thương nhẹ hoặc chuột rút hoặc vận động quá sức, bạn có thể giảm đau tại nhà bằng cách đơn giản sau:

Ngâm chân vào nước nóng, nước muối ấm

Ngâm chân bằng nước nóng hoặc nước muối ấm, kết hợp với xoa bóp, bấm huyệt nhẹ nhàng sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, mang lại cảm giác thư thái. Không chỉ vậy, phương pháp này còn hỗ trợ điều trị hiệu quả các triệu chứng đau nhức chân, suy giảm chức năng xương khớp, các vấn đề về hệ tiêu hóa, huyết áp bất thường,…

Ngâm chân vào nước nóng, nước muối ấm
Ngâm chân vào nước nóng, nước muối ấm

Chườm nóng hoặc lạnh

Chườm lạnh, chườm nóng là một trong những cách giảm đau nhức chân tay hiệu quả và các dấu hiệu đau nhức do các bệnh lý về xương khớp gây ra. Trong 48 giờ đầu khi bị đau, bạn nên chườm lạnh vùng chân bị đau ít nhất 4 lần / ngày, mỗi lần chườm lạnh từ 15 – 20 phút và cách nhau 2 – 3 tiếng để giảm sưng, viêm. Sau 48 giờ, chườm lạnh sẽ kém hiệu quả, lúc này bạn nên chuyển sang chườm nóng để giúp tăng cường lượng máu đến vùng bị thương.

Massage 

Các động tác massage chân không chỉ giúp khí huyết lưu thông tốt hơn mà còn giảm đau cơ và đẩy nhanh quá trình phục hồi sau chấn thương của xương khớp. Do đó, bạn nên massage chân 3-5 lần / tuần để cải thiện tình trạng đau nhức chân.

Massage bấm huyệt tại Lá Trà Medical Spa
Massage bấm huyệt tại Lá Trà Medical Spa

Bên cạnh việc khắc phục cơn đau tại nhà, các bạn có thể cân nhắc đến những trị liệu tại các trung tâm uy tín như Lá Trà Medical Spa. Tại đây, bạn sẽ tham gia vào các liệu trình trị liệu chuyên sâu được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ Y học cổ truyền có chuyên môn cao. Lá Trà Medical Spa hứa hẹn sẽ mang đến cho quý khách một dịch vụ chăm sóc cao cấp, chuyên nghiệp.

? LÁ TRÀ MEDICAL SPA ?

? Website: http://www.latraspa.com

? CN1: 778/A6 Nguyễn Kiệm, P.4, Q. Phú Nhuận (Kế Trường Đại Học Tài Chính Marketing)

☎️ Hotline: 0931 771 781 – 02862 68 52 52

? CN2: 138 Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Kao, Q.1

☎️ Hotline: 0903 841 871 – 02862 91 23 34